Trade Coin Future

Lưu bài viết
Mục lục
Bình luận

Nội dung

Tất tần tật về Automated Market Maker (AMM) trong Crypto

AMM hay Automated Market Maker là công cụ tạo lập thị trường một cách tự động. Trước khi tìm hiểu về chúng, hãy cùng Trade Coin Future tìm hiểu Market Maker là gì trước nhé.

Market Maker là gì?

Market Maker tạm hiểu là những nhà tạo lập thị trường, có thể là các tổ chức, công ty cung cấp các dịch vụ thanh khoản hoặc thậm chí là các cá nhân đứng ra làm việc này. Thanh khoản luôn là vấn đề lớn của mọi thị trường, không phải mỗi thị trường điện tử, và MM sẽ làm công việc này.

Cách làm của họ là dựa trên sự chênh lệch giữa giá mua (Bid price) và giá bán (Ask price) để kiếm lợi nhuận, khoảng chênh lệch về giá này có tên là Spread. Khi volume giao dịch càng lớn thì MM càng được hưởng lợi từ cách làm này.

Automated Market Maker là gì?

Automated Market Maker (AMM) hay các nhà tạo lập thị trường tự động là một giao thức của các sàn phi tập trung (DEX) sử dụng để tạo sự thuận tiện cho các giao dịch tiền điện tử trên blockchain. Thay vì giao dịch với đối tác, AMM cho phép người dùng giao dịch các đồng coin hay token của mình với thanh khoản được lưu trong hợp đồng thông minh, được gọi là các pool thanh khoản.

AMM tạo nên hai thay đổi đột phá đối với giao dịch tiền điện tử đó là:

Không cần phải chờ đợi

Nhà giao dịch không cần đợi đối tác khi sử dụng AMM. Thay vào đó, họ thông qua các hợp đồng thông minh để mua, bán hoặc trao đổi tài sản. Các hợp đồng thông minh này sử dụng tính thanh khoản của tài sản do các nhà cung cấp thanh khoản (liquidity providers) đóng góp để thực hiện giao dịch.

Giá trao đổi được xác định theo thuật toán

Tỷ lệ cung-cầu của cặp token tiền điện tử sẽ xác định tỷ giá của chúng. Nếu nguồn cung của token vượt quá nhu cầu trong nhóm thanh khoản sẽ dẫn đến giá của nó giảm và ngược lại.

Cách thức AMM hoạt động?

Một AMM hoạt động sẽ dựa vào 3 yếu tố: nhà cung cấp thanh khoản (liquidity providers), nhóm thanh khoản (liquidity pool) và các trader.

  • Điều bắt buộc để AMM tồn tại là các nhà cung cấp thanh khoản, hay còn gọi là liquidity providers (LP). Họ sẽ gửi những cặp tiền nhàn rỗi vào các pool để nhận các phần thưởng dưới dạng LP token. Chẳng hạn như bạn đang muốn farm cặp OP/USDT để nhận token trên các sàn DEX, bạn gửi chúng vào pool thanh khoản OP/USDT để kiếm lợi nhuận mà sàn sẽ trả cho bạn.
  • Yếu tố thứ 2 cần thiết cho một AMM chính là nhóm thanh khoản (liquidity pool). Những pool này được hình thành để cung cấp thanh khoản cho cả 2 chiều của thị trường với công thức đảm bảo sự cân bằng: x*y= k. Trong đó, x là số lượng token A, y là số lượng token B, còn k là hằng số.

  • Sau khi đã có thanh khoản được tạo dựng bởi các LP thì các nhà giao dịch (trader) sẽ tham gia vào AMM. Cụ thể trong ví dụ trên, nếu họ dùng OP để đổi lấy USDT thì lúc này lượng OP trong pool sẽ tăng và USDT sẽ giảm so với trước đó. Điều này dẫn đến giá OP sẽ giảm và USDT sẽ tăng lên.

Những hạn chế của AMM

Impermanent loss

Impermanent loss hay tổn thất tạm thời là rủi ro của các nhà cung cấp thanh khoản (LP) trong DeFi. Nó chính là sự chênh lệch tạm thời về giá của việc gửi token trong AMM so với việc chỉ hold chúng trong các ví điện tử. Điều này dẫn đến các LP sẽ rút tiền ra khi không còn động lực để cung cấp thanh khoản nữa. Để giải quyết bài toán này, các sàn DEX sẽ chia % lớn phí dịch vụ cho các LP hoặc tặng cho họ các token của sàn. Điều này sẽ giúp cho các LP yên tâm hơn trong việc gửi tài sản của mình vào các pool.

Slippage risk

Slippage risk hay rủi ro trượt giá là sự thay đổi về giá của một token tại thời điểm lệnh giao dịch được gửi và thời điểm thực hiện xong giao dịch. Các giao dịch quá lớn so với một pool thanh khoản có thể gây nên trượt giá đáng kể, nhất là đối với các token mới hoặc coin rác, bị một nhóm thao túng giá .Do thuật toán định giá AMM dựa vào tỷ lệ tài sản trong một pool nên có thể dễ bị trượt giá như vậy.

Phí giao dịch

Phí giao dịch trên AMM như Uniswap hay Sushiswap thường cao hơn nhiều so với các sàn CEX như Binance, OKX. Chẳng hạn như phí giao dịch tiêu chuẩn trên Binance là 0,1% còn trên Uniswap lên tới 0,3% cho mỗi giao dịch.

Các loại AMM phổ biến

Constant product AMM

Đây là dạng AMM phổ biến nhất, thường hoạt động dựa trên công thức x*y= k. Trong các AMM này, nếu giá của một token tăng do nguồn cung thấp hơn thì giá của token còn lại sẽ giảm để duy trì sự cân bằng. Uniswap là một ví dụ về AMM không thay đổi.

Tháng 7 vừa qua, Uniswap đã ra mắt giao thức UniswapX giúp cải thiện tính thanh khoản, không xảy ra lỗi giao dịch và thậm chí là swap token mà không cần gas. Đây dự đoán sẽ biến AMM lên một tầm cao mới trong thời gian tới.

 

AMM NFT

Đây là những công cụ tạo lập thị trường nhằm đơn giản hóa các giao dịch NFT. Các AMM này nhằm mục đích tăng tính thanh khoản của NFT vì NFT hiện nay vẫn gặp một vấn đề lớn chính là thanh khoản.

SeaCows hay Blur là hai dự án khắc phục vấn đề này của NFT và khiến cho NFTFi dễ tiếp cận hơn với mọi người. Chẳng hạn như Blur đã ra mắt tính năng bid (đấu giá) cho các dự án được list trên sàn này, ngoài ra người chơi có thể kiếm điểm thông qua đấu giá các NFT để nhận airdrop từ sàn.

Lending AMM

Các AMM này được tạo nên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay và cho vay. Bên A sẽ gửi token vào pool để kiếm tiền lãi. Mặt khác, người vay có thể cho vay tài sản với lãi suất xác định trước. Aave và Compond là 2 ví dụ điển hình về Lending AMM, các dự án này làm trung gian để

Tổng kết

AMM là một phần quan trọng trong DeFi, với những ưu điểm như giúp người dùng thuận tiện và dễ dàng hơn trong giao dịch cũng như giúp người dùng có thể kiếm tiền nhờ các hoạt động cho vay. AMM sẽ ngày càng nhân rộng và phát triển trong tương lai để theo kịp với sự phát triển rất nhanh của ngành tiền điện tử. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm và vai trò của AMM.

Bài viết cùng chủ đề đầu tư coin: 

Liệu thiên nga đen có sắp xuất hiện?

Panic Sell trong thị trường crypto

Quy tắc 6 lọ tài chính- Nhà đầu tư nào cũng nên biết

Theo dõi thông tin cập nhật mới nhất về thị trường trên kênh CHN coin hoặc tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI của thị trường trên kênh Trade coin Future cùng các admin CHN coin

Đăng Ký Sàn Binance: 

Đăng ký sàn Bybit: https://partner.bybit.com/b/CHNCoin

Đăng ký sàn OKX: https://www.okx.com/join/CHNCOIN

Bình luận

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments