Trade Coin Future

Lưu bài viết
Mục lục
Bình luận

Nội dung

So sánh Arbitrum (ARB), Optimism (OP) và Polygon (MATIC)

Ở các bài viết trước, chúng mình đã giới thiệu khái quát 3 dự án Arbitrum (ARB) vs Optimism (OP) vs Polygon (MATIC). Hôm nay, chúng mình sẽ so sánh chúng với nhau để tìm xem đâu là dự án Layer 2 trên Ethereum tốt nhất trong số chúng.

Giải pháp

Arbitrum và Optimism đều sử dụng giải pháp có tên Optimistic Rollups, là một giao thức L2 nhằm khắc phục vấn đề về khả năng mở rộng của Ethereum. Rollup là giải pháp nhóm nhiều giao dịch lại với nhau sau đó chuyển đến chuỗi chính. Trong khi đó Polygon giống như một sidechain, có thể sử dụng cả 3 giải pháp để mở rộng.

Giới thiệu về Optimistic Rollups

Optimistic Rollups khác với sidechain ở chỗ chúng tương tác với chuỗi chính và sử dụng các smart contract dựa trên Ethereum. Điều này mang lại lợi thế lớn trong việc kế thừa  tính năng bảo mật của Ethereum và phương thức đồng thuận an toàn của nó.

Optimistic Rollups xuất phát từ việc dữ liệu giao dịch được chuyển tiếp trở lại chuỗi chính. Nó không được tính toán mà thay vào đó cho rằng các giao dịch là xác thực và các công cụ tổng hợp trong hệ sinh thái Optimistic Rollups hoạt động mà không gian lận.

Nếu các giao dịch xảy ra gian lận, Optimistic Rollups sẽ dựa vào bằng chứng gian lận để xem xét lại. Do đó, nếu ai cho rằng dữ liệu không chính xác thì các phép tính sẽ được xác thực. Có thể được xác thực bằng cách sử dụng mật mã và nếu phát hiện gian lận, các giao dịch gian lận sẽ bị đảo ngược, còn những cá nhân thực hiện hành vi scam sẽ bị trục xuất. Điều này đưa chúng ta đến nhược điểm lớn nhất của Optimistic Rollups: thời gian chờ đợi giao dịch lâu do có thể xảy ra gian lận.

Arbitrum

Arbitrum sử dụng cơ chế được gọi là Optimistic Rollup, cho phép hai chuỗi giao tiếp với nhau. Trong khi Layer 2 hoàn tất quá trình xử lý giao dịch, Arbitrum ghi lại kết quả trong chuỗi chính. Arbitrum xử lý các giao dịch đáng ngờ trên off-chain bằng cách chỉ trả lại phần đáng ngờ của giao dịch cho EVM. Mặc dù phải mất nhiều thời gian hơn để giảm bớt điểm tranh chấp và xác định những gì còn nghi vấn nhưng Arbitrum lại cung cấp khối lượng giao dịch lớn hơn Optimism. Thông qua quy trình này giúp tăng đáng kể tốc độ và hiệu quả hoạt động.

Optimism

Optimism cũng giống như Arbitrum, sử dụng giải pháp Optimistic Rollup, giúp mở rộng quy mô Layer 2 cho Ethereum nhằm mục đích cắt giảm chi phí và thời gian giao dịch trên chuỗi Ethereum trong khi vẫn duy trì tính phân cấp và bảo mật. Khi xử lý các giao dịch có vấn đề, Optimism sẽ đưa lại toàn bộ giao dịch thông qua EVM, đảm bảo xác minh bằng chứng gian lận ngay lập tức. Đồng thời, chi phí tăng lên do việc thực thi Layer 1 trên chuỗi tiêu tốn nhiều gas hơn.

Polygon

Arbitrum và Optimism khá là giống nhau. Tuy nhiên, Polygon ngoài việc có thể sử dụng Optimistic Rollups, nó còn có thể sử dụng các giải pháp khác do không chỉ là một giải pháp L2 mà còn là một sidechain.

Blockchain của Polygon độc đáo ở chỗ nó cho phép nhiều giải pháp L2. Chúng bao gồm các bản Optimistic Rollups giống như Optimism và Arbitrum, cũng như các Plasma chain và ZK rollups.

Plasma chain

Mạng plasma đôi khi được gọi là chuỗi con vì về cơ bản chúng là các phiên bản nhỏ hơn của chuỗi khối mà chúng hoạt động trên đó. Nói cách khác, chuỗi plasma Polygon được ví von như một Ethereum non trẻ, nhằm mục đích hỗ trợ Ethereum hoàn thành một phần giao dịch ngoài chuỗi. Ngoài ra nó cũng đóng vai trò là cầu nối, cho phép người dùng chuyển tiền qua lại sang Ethereum, duy trì một phần bảo mật của nó.

ZK rollups.

Zero Knowledge roolups hay ZK rollups, là một ý tưởng thú vị nhưng rất khó mở rộng quy mô. Polygon đã tiết lộ zkEVM, một bản tổng hợp ZK cấp độ tiếp theo tương thích với Máy ảo Ethereum. zkEVM rất quan trọng vì chúng cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào tất cả các chức năng hợp đồng thông minh tương tự có sẵn trên mạng chính Ethereum.

Hệ sinh thái

Sự thành công và áp dụng rộng rãi giải pháp mở rộng quy mô Layer 2 không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật của dự án mà còn phụ thuộc vào sức mạnh và sự phong phú của hệ sinh thái. Hãy cùng xem xét các yếu tố chính góp phần vào sự phát triển và mức độ phổ biến của chúng.

TVL (Total Value Locked)

Theo Defillama, Arbitrum có TVL cao hơn đáng kể so với Optimism, với giá trị bị khóa trên nền tảng cao hơn gấp đôi. Sự khác biệt này cho thấy nhiều vốn và tài sản đang được triển khai và sử dụng trên Arbitrum, còn hơn cả trên Polygon ở thời điểm hiện tại. Trên biểu đồ có thể thấy TVL của Polygon đã đạt đến 10 tỷ trong giai đoạn bùng nổ vào năm 2021, sau đó có dấu hiệu giảm dần trong suốt giai đoạn 2022-2023.

(Đường màu tím : Polygon; Đường màu xanh lá :Arbitrum; Đường xanh nước biển: Optimism – Nguồn DeFiLlama)

Protocol Activity (Hoạt động giao thức)

Polygon dẫn đầu về số lượng với 477 giao thức, ngay sau đó là Arbitrum, bỏ xa 190 giao thức của Optimism. Arbitrum cũng vượt qua Optimism về địa chỉ hoạt động hằng ngày và giao dịch hằng ngày, cho thấy mức độ tương tác của người dùng và hoạt động mạng cao hơn.

(Nguồn DeFiLlama)

Mặc dù cả Arbitrum và Optimism đều cung cấp các giải pháp về khả năng mở rộng bằng cách sử dụng các phương pháp kỹ thuật tương tự, nhưng Arbitrum hiện thể hiện TVL, hoạt động giao thức và mức độ tương tác của người dùng cao hơn ở thời điểm hiện tại.

Phí gas

Phí gas là một vấn đề lớn trên mạng Ethereum, thường cản trở trải nghiệm người dùng và hạn chế khả năng mở rộng của các ứng dụng phi tập trung. Không phải ai cũng có thể bỏ đến vài chục thậm chí vài trăm USD cho các thao tác trên Ethereum. Vì thế các giải pháp Layer 2 được sinh ra để giải quyết vấn đề này bằng cách giảm đáng kể chi phí giao dịch và cải thiện hiệu quả chi phí.

Phí gas Optimism

Phí gas trên Optimism bao gồm hai thành phần: phí bảo mật/dữ liệu Layer 1 và phí thực thi Layer 2.

Phí dữ liệu/bảo mật Layer 1: Tất cả các giao dịch trên Optimism được chuyển lên mạng Ethereum. Bước này đảm bảo các thuộc tính bảo mật của mạng Optimism và cho phép đồng bộ hóa node Optimism nhờ có sẵn dữ liệu cần thiết. Tuy nhiên, người dùng cần phải trả phí để gửi giao dịch của họ tới Ethereum, được gọi là phí bảo mật dữ liệu trên Layer 1.

Phí thực thi Layer 2: Phí này tương tự như phí gas trên Ethereum. Khi một giao dịch được thực hiện trên mạng Optimism, nó sẽ phải chịu phí thực hiện dựa trên lượng gas được sử dụng bởi giao dịch nhân với giá gas price. Phí này bao gồm các tài nguyên tính toán và lưu trữ mà giao dịch sử dụng trên mạng Optimism.

Các nâng cấp và tối ưu hóa chẳng hạn như nâng cấp Bedrock, nhằm mục đích giảm hơn nữa phí gas trên mạng Optimism. Bản nâng cấp Bedrock mang đến chiến lược nén dữ liệu được dự đoán sẽ giảm phí gas khoảng 40%. Ngoài ra, việc nâng cấp nhằm mục đích giảm đáng kể thời gian xác nhận tiền gửi tới 90%.

Phí Gas trên Arbitrum

Phí gas trên chuỗi Arbitrum bao gồm các thành phần Layer 1 và layer 2.

Thành phần Layer 1 của phí giao dịch trên chuỗi Arbitrum sẽ bù đắp cho các chi phí phát sinh khi chuyển các giao dịch trên Ethereum. Nó đảm bảo bồi thường công bằng mà không vượt quá chi phí cần thiết.

Thành phần Layer 2 bao gồm chi phí vận hành Layer 2 trên Arbitrum. Nó bao gồm các khoản phí tương tự như các khoản phí được tìm thấy trong chuỗi Ethereum lớp 1, bao gồm phí tính toán và lưu trữ cần thiết để thực hiện chức năng chuyển đổi trạng thái. Điều quan trọng là trên Arbitrum, thứ tự xử lý các giao dịch theo quy tắc ai đến trước được phục vụ trước. Phí ưu tiên sẽ không cần thiết vì các giao dịch được thực hiện dựa trên thứ tự.

Phí Gas trên Polygon

Chi phí phải trả cho một giao dịch trên mạng Polygon PoS là 2 loại. Đầu tiên là phí cơ bản (phần này sẽ bị đốt), phí thứ 2 là tiền được trả cho các validator. Cả hai khoản phí này đều bị ảnh hưởng bởi thị trường, chi phí sẽ tăng lên khi mạng bị tắc nghẽn. Tổng chi phí cho một giao dịch cũng phụ thuộc vào độ phức tạp của nó.

Tổng phí được tính như sau:

Đơn vị gas * (phí cơ bản + tiền trả cho validator)

(So sánh gas fee trên Arbitrum/Polygon/Optimism- Nguồn crypticera.com)

Tổng kết

Optimism, Arbitrum và Polygon đều sử dụng các công nghệ khác nhau để mở rộng quy mô Ethereum. Mỗi giao thức đều có ưu và nhược điểm vì vậy rất khó để kết luận đâu là dự án tốt hơn. Điều đó phụ thuộc vào tính chất của dự án và nhu cầu của người sử dụng.

Có thể thấy Arbitrum hiện đang có thị phần lớn nhất, cho thấy giao thức này đang nhận được rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng tiền điện tử. Theo DeFiLlama, Arbitrum có số lượng dự án DeFi lớn nhất. Còn Polygon là một lựa chọn nếu có nhiều người dùng vì thời gian rút tiền ngắn và phí thấp. Ngoài ra, Polygon có số lượng sàn giao dịch NFT cao nhất trong số ba thị trường này. Điều này chứng tỏ ngoài Ethereum và Solana thì Polygon là vùng đất được rất nhiều dự án NFT lựa chọn để xây dựng. Chúng ta hãy cùng chờ xem 3 dự án này sẽ phát triển đến đâu trong chu kỳ tới nhé!

Bài viết cùng chủ đề Layer 2:

Phần 1: Những Layer 2 trên Ethereum đáng chú ý – Optimism

Phần 2: Những layer 2 trên Ethereum đáng chú ý – Arbitrum

Phần 3: Những Layer 2 trên Ethereum đáng chú ý – Polygon

Theo dõi thông tin cập nhật mới nhất về thị trường trên kênh CHN coin hoặc tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI của thị trường trên kênh Trade coin Future cùng các admin CHN coin

Đăng Ký Sàn Binance: 

Đăng ký sàn Bybit: https://partner.bybit.com/b/CHNCoin

Đăng ký sàn OKX: https://www.okx.com/join/CHNCOIN

Bình luận

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments