Trade Coin Future

Lưu bài viết
Mục lục
Bình luận

Nội dung

Tuyệt chiêu sử dụng Bollinger Bands trong giao dịch

Bollinger Bands là gì?

Bollinger Band (BB) là một chỉ báo được sử dụng rộng rãi trong giao dịch, chúng được tạo ra bởi John Bollinger vào đầu những năm 1980. Mục đích của chúng là cung cấp định nghĩa tương đối về mức cao và mức thấp. Về lý thuyết, giá cao sẽ ở dải trên và thấp ở dải dưới, dải Bollinger bao gồm ba đường khác nhau, đường trên, đường giữa và đường dưới. Chúng chủ yếu được sử dụng để xác định khi nào có mức quá mua hoặc quá bán, từ đó xác định được xu hướng của thị trường.

Khi nhìn vào chỉ báo này, ta có thể đoán xu hướng của thị trường như sau:

  • Thị trường biến động mạnh: dải BB sẽ mở rộng
  • Thị trường đi sideway: dải BB sẽ co hẹp

Cấu tạo của Bollinger Bands

Bollinger Bands được cấu tạo 3 phần như sau:

Đường phía trên (Upper Band): Được tính là SMA chu kỳ 20 ngày + Độ lệch chuẩn 20 ngày x2. Là đường đại diện cho mức giá cao

Đường ở giữa (Middle Band): Đường SMA (trung bình động) chu kỳ 20 ngày. Thể hiện giá đóng cửa trung bình cho một số phiên.

Đường phía dưới (Lower Band): Được tính là SMA chu kỳ 20 ngày – Độ lệnh chuẩn 20 ngày x2. Là đường đại diện cho mức giá thấp

(Lưu ý: Con số ở đây là theo mặc định)

Trong đó khái niệm độ lệch chuẩn cho thấy sự chênh lệch về giá của từng thời điểm so với giá trị trung bình. Ngoài ra nó cũng là đại lượng giúp thống kê mức phân tán của tập dữ liệu

Hướng dẫn cài đặt Bollinger Band trong TradingView

Bước 1: Nhấn vào Indicators trên biểu đồ

Bước 2: Tìm kiếm Bollinger Bands và chọn như hình dưới đây

Bước 3: TradingView sẽ tự động cài đặt cho bạn SMA chu kỳ 20 ngày, độ lệch chuẩn x2.

Nếu không có thể bấm vào nút Setting như hình dưới để cài đặt

Cài Length là 20 và StdDev là 2 sau đó nhấn vào OK

Những chỉ báo kết hợp hoàn hảo với Bollinger Band

Bollinger Band chủ yếu được sử dụng để đánh giá sự biến động và khả năng đảo chiều giá. Dưới đây là một số chỉ báo khi kết hợp với Bollinger Band:

  • Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI): RSI là một công cụ đo động lượng dao động có thể giúp xác định các điều kiện quá mua hoặc quá bán khi được sử dụng cùng với Bollinger Band. Sự kết hợp giữa RSI và giá trong Bollinger Band có thể báo hiệu một sự đảo chiều tiềm năng.
  • Đường trung bình động: Đường trung bình động có thể được sử dụng cùng với Bollinger Band để xác định xu hướng và xác nhận những thay đổi xu hướng tiềm năng. Khi giá di chuyển lên trên dải Bollinger trên và được hỗ trợ bởi sự giao nhau giữa các đường trung bình động (ví dụ: MA 50 cắt lên trên MA 200), có thể báo hiệu một xu hướng tăng giá mạnh
  • MACD (Phân kỳ hội tụ trung bình động): MACD có thể được sử dụng để xác định động lượng và khả năng đảo chiều xu hướng khi kết hợp với BB. Sự giao nhau của đường MACD và đường tín hiệu, cùng với vị trí của chúng so với BB có thể cung cấp các tín hiệu mua hoặc bán có giá trị.
  • Volume giao dịch: Các chỉ báo volume có thể hữu ích khi kết hợp với dải Bollinger để đánh giá cường độ biến động giá. Khối lượng tăng gần dải trên hoặc dải dưới có thể báo hiệu sự đảo chiều
  • Fibonacci: Các mức thoái lui Fibonacci có thể giúp xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng trong BB. Chúng ta thường tìm kiếm sự kết hợp của các mức này và dải Bollinger để đưa ra quyết định giao dịch.

Một vài chiến thuật khi sử dụng Bollinger Band

Giá chạm Bollinger Band rồi bật lại

Trong thị trường không có xu hướng, giá thường sẽ chạm vào dải phía trên rồi quay đầu hoặc chạm vào dải phía dưới rồi bật trở lại. Những lúc này, BB thường đóng vai trò giống như hỗ trợ và kháng cự động nên có thể dựa vào chúng và kèm theo các chỉ báo khác để quyết định xem nên Long hay Short chứ không nên chỉ phụ thuộc vào BB để ra vào lệnh vì rất có thể gặp các tín hiệu giả.

(Giá chạm đến hoặc đi qua 1 chút các dải BB trên và dưới rồi bật trở lại)

Breakout

Khi BB thu hẹp lại trong một thời gian thì sẽ xảy ra breakout, nén càng lâu thì giá vượt qua khỏi vùng này càng biến động mạnh. Khi giá vừa breakout khỏi vùng tích lũy này, có thể kết hợp với các chỉ báo khác như volume giao dịch, Fibonacci,…để quyết định nên đặt lệnh mua hay bán cho phù hợp.

(Giá Bitcoin breakout khỏi hộp màu vàng để đi lên)

Nhiều nến nằm cùng về một phía của đường trung tâm

Đây là trường hợp giá đang có xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng khi các nến đều nằm cùng một phía so với đường trung tâm. Các bạn có thể quan sát khi giá vượt qua đường chính giữa này của BB và kết hợp với các chỉ báo khác để rõ ràng các tín hiệu vào lệnh.

Ở hình dưới đây ta thấy các nến đều tập trung ở phía trên của đường trung tâm cho đến khi 1 cây nến đỏ xuất hiện đi qua đường trung tâm này (mũi tên màu vàng). Đó là nơi giá phản ứng và bắt đầu đi xuống. Tất nhiên trong thực hành, sẽ gặp khá nhiều trường hợp việc phá vỡ thế giằng co thất bại và quay đầu, tiếp tục xu hướng.

Tổng kết

Chúng mình đã giới thiệu cơ bản về Bollinger Band cũng như cách sử dụng chúng để kết hợp với các chỉ báo khác trong phân tích kỹ thuật. Đây là một chỉ báo giúp đo sự biến động giá cực hiệu quả, giúp chúng ta xác định được xu hướng của thị trường để đưa ra các quyết định trade future một cách phù hợp. Nếu bạn yêu thích nội dung này, hãy thả tim để mình tiếp tục giới thiệu các nội dung về phân tích kỹ thuật nhé. Chúc các bạn áp dụng chúng hiệu quả trong giao dịch.

Bài viết chủ đề: 

Hướng dẫn Trade Coin Future với 2 EMA cắt nhau

Phân biệt Scalping và Swing Trading

Fibonacci- Công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả

Sử dụng sóng Elliott để giao dịch hiệu quả

Theo dõi thông tin cập nhật mới nhất về thị trường trên kênh CHN coin hoặc tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI của thị trường trên kênh Trade coin Future cùng các admin CHN coin

Đăng Ký Sàn Binance: 

Đăng ký sàn Bybit: https://partner.bybit.com/b/CHNCoin

Đăng ký sàn OKX: https://www.okx.com/join/CHNCOIN

Bình luận

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments