Fibonacci là gì?
Khái niệm Fibonacci?
Fibonacci là một dãy số có quy luật được phát hiện bởi nhà toán học cùng tên người Ý. Ông đã khám phá ra dãy số 1,1,2,3,5,8,13,21,34,…với quy luật là số đằng sau bằng tổng 2 số trước nó, chẳng hạn 21=8+13. Quy luật đặc biệt không dừng lại ở đó, nếu bạn chia 2 số liền nhau trong dãy Fibonacci thì sẽ luôn được kết quả là 0,618, đây được coi như là tỷ lệ vàng (the golden ratio) trong toán học. Khi áp dụng trong phân tích kĩ thuật, tỷ lệ vàng thường được chuyển đổi trong 3 mức 38,2%; 50%; 61,8%. (Lưu ý: tỷ lệ 50% không có trong chuỗi Fibonacci nhưng được sử dụng nhiều, được coi là một ranh giới giữa các tỷ lệ khác nhau của Fibo)
(Các thang đo của Fibonacci)
Lý do Fibonacci được ưa chuộng trong phân tích kỹ thuật
- Phương pháp đo giá với thước Fibonacci khá đơn giản và trực quan, sẽ thuận tiện cho những người mới giao dịch vì ai cũng có thể áp dụng được.
- Fibonacci đã được kiểm nghiệm theo thời gian và được công nhận cho xác suất thắng cao.
- Fibonacci được tin rằng là một quy luật tự nhiên nên sẽ giúp các nhà giao dịch giảm thiểu được rủi ro biến động giá.
Áp dụng Fibonacci trong crypto
Sẽ có 2 khái niệm chính được áp dụng đó là: Fibonacci thoái lui (retracement) và Fibonacci mở rộng (extension).
Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement)
Mục đích để đo xem giá sẽ đi ngược với xu hướng chính đến đâu thì mới trở lại tiếp diễn xu hướng chính. Trong số những con sóng tăng lớn thì luôn tồn tại sóng giảm trong khung nhỏ hơn hoặc ngược lại trong những con sóng giảm lớn thì vẫn luôn có những con sóng tăng nhỏ.
Để dễ hình dung, ta có thể ví dụ thị trường đang chạy một con sóng tăng từ điểm A đến đỉnh là điểm B. Chiều cao của cả con sóng là 100%, khi đó nếu sử dụng Fibonacci sẽ cho chúng ta thấy các mốc hỗ trợ mà giá sẽ giảm về sau đó mới tăng ngược trở lại. Hình dưới sẽ là các mốc quan trọng mà Fibonacci Retracement sẽ cho các bạn thấy
0,382 tức là 38,2% được cho là strong trend
0,5 tức là 50% được cho là normal trend
0,618 tức là 61,8% được cho là weak trend
Ngoài ra còn có những mốc 23,6% hay 76,4% cũng đáng để chú ý.
Ví dụ:
Giá của Ethereum khung H4, sau khi đi hết một con sóng tăng, giá phản ứng ở 0,618 nhưng đảo chiều không thành công, sau đó chạm 0,786 rồi tăng mạnh trở lại
Fibonacci mở rộng (Fibonacci Extension)
Mục đích để đo lường xem giá sẽ tiếp diễn xu hướng chính cho đến mức nào thì mới bắt đầu thoái lui. Tức là Fibonacci Extension dùng để tính xem giới hạn mức giá của xu hướng chính sau khi kết thúc điều chỉnh.
Để dễ hình dung, ta có thể ví dụ thị trường đang chạy con sóng từ A đến B, sau đó thoái lui về mức giá C rồi mở rộng với mức giá D dựa trên biên độ AB trước đó. Mức mở rộng cần được chú ý là 100%; 161,8% và 261,8%, ngoài ra cũng còn các ngưỡng khác như 138,2% hay 200%. Trên thực tế Fibonacci Extension ít được sử dụng hơn Fibonacci Retracement và hay được sử dụng để chốt lời hơn là để “bắt dao rơi”.
Sử dụng Fibonacci sao cho hiệu quả?
Fibonacci là công cụ hữu ích trong phân tích kỹ thuật, tuy nhiên nó không phải là một hệ thống giao dịch. Fibo sẽ đóng vai trò như các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự để chúng ta hình dung các vùng giá sẽ phản ứng. Từ đó kết hợp với các cách phân tích kỹ thuật khác như mô hình nến đảo chiều, kênh giá, kháng cự-hỗ trợ để trade coin hiệu quả.
Fibonacci không phải hệ thống giao dịch vì các lý do sau:
- Fibonacci giúp nhà đầu tư xác định được các mức giá có thể chạm đến để đưa ra các quyết định Long Short phù hợp. Còn dự đoán xu hướng sẽ cần dựa vào các công cụ PTKT khác như RSI, giao cắt MA, mô hình giá,…
- Fibonacci không giúp chúng ta quản lý vốn tốt do biên độ giữa các mốc Fibo là khá rộng. Nếu chỉ dựa vào Fibo để quản lý vốn thì sẽ rất dễ chịu phải những khoản lỗ lớn.
- Vì Fibonacci đóng vai trò như các vùng hỗ trợ, kháng cự nên không thể dựa vào mỗi nó để giao dịch. Mình đã nhắc trong bài “Hỗ trợ, Kháng cự và những điều có thể bạn chưa biết” rằng chúng có thể bị phá bất cứ lúc nào để đổi vai trò cho nhau.
Vậy nên Fibo là một công cụ hay nếu chúng ta dùng nó đúng cách và đúng chỗ.
Tổng kết
Fibonacci là một công cụ tuyệt vời để hỗ trợ bạn trong phân tích kỹ thuật. Ngoài 2 dạng Fibo kể trên thì cũng còn các kiểu Fibo khác như Fibo hình quạt, Fibo hình cung, Fibo time zone,..Tuy vậy, chúng ta đa số chỉ sử dụng đến 2 dạng Fibo được nhắc đến trong bài viết là đủ phân tích cơ bản. Chúng mình sẽ chia sẻ thêm về phân tích kỹ thuật ở các bài tới, nếu bạn thấy bài viết hay, dễ hiểu thì hãy chia sẻ với bạn bè của mình nhé!
Bài viết chủ đề:
Hướng dẫn Trade Coin Future với 2 EMA cắt nhau
Cách gia tăng tỷ lệ thắng khi trade coin futures
Phân biệt Scalping và Swing Trading
Theo dõi thông tin cập nhật mới nhất về thị trường trên kênh CHN coin hoặc tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI của thị trường trên kênh Trade coin Future cùng các admin CHN coin
Đăng Ký Sàn Binance:
Đăng ký sàn Bybit: https://partner.bybit.com/b/CHNCoin
Đăng ký sàn OKX: https://www.okx.com/join/CHNCOIN
Nội dung