Tokenomics là gì?
Tokenomics được ghép lại từ hai từ token và economics, là thuật ngữ chỉ tính kinh tế của một token. Nó bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng và giá trị token như tổng cung, cách phát hành hay cơ chế đốt token,…
Đối với một đồng tiền điện tử, tokenomics được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của dự án. Vì thế khi nghiên cứu một dự án, một trong những điều quan tâm đầu tiên là tìm hiểu về tokenomics của họ. Dự án không chỉ cần có công nghệ tốt, có tính ứng dụng cao mà cần phân bổ token một cách hợp lý và thời gian trả token cũng cần được tính toán cẩn thận.
(Tokenomics của một dự án)
Các yếu tố tạo nên Tokenomics
Coin/token supply (Nguồn cung)
Mỗi token sẽ có 3 loại cung:
Total supply (Tổng cung): Là tổng số lượng của token đang lưu thông cộng với đang bị khóa, không bao gồm số lượng token đã bị burn (đốt)
Circulating supply (Cung lưu thông): Là tổng số token đang lưu hành trên thị trường
Max supply (Cung tối đa): Tổng cung tối đa sẽ phát hành trên thị trường. (Ví dụ: Bitcoin có tổng cung tối đa là 21 triệu Bitcoin)
Market Cap và FDV
Market Cap
Market Cap rất hay được nhắc đến trong các bài phân tích trước đây của chúng mình, là vốn hóa của dự án với tổng lượng token đang lưu thông trên thị trường tại thời điểm tính toán.
Công thức: Market Cap = Token Price x Circulating Supply
(Token Price là giá token tài thời điểm đó, Circulating Supply là cung lưu thông)
Chẳng hạn như Ethereum tại thời điểm viết bài có giá 1635.37 và cung lưu thông là 120.222.579 sẽ có Market Cap = 1635.37 x 120 222 579 = 196.61 tỷ USD
(Nguồn CoinmarketCap)
FDV
FDV (Fully Diluted Valuation) là vốn hóa pha loãng của một dự án.
Công thức: FDV= Token price x Total Supply
FDV sẽ luôn lớn hơn hoặc bằng Market Cap. FDV sẽ giúp chúng ta đánh giá được giá trị của dự án, thường FDV càng lớn sẽ càng được chú ý. Ở các thị trường truyền thống như chứng khoán, FDV lớn sẽ chứng tỏ công ty đó lớn, đáng để đầu tư vào. Dựa vào điều đó mà một số dự án crypto đã tạo nên FDV lớn để thu hút sự chú ý. Tuy nhiên ở thị trường tiền kỹ thuật số, FDV lớn chưa chắc đã là một dự án xịn, các bạn cần hết sức lưu ý.
Phân bổ token (Token distribution)
Yếu tố tiếp theo tạo nên tokenomics là việc phân phối token, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà mỗi dự án sẽ chia % nắm giữ token cho đội ngũ phát triển, cố vấn, cộng đồng, hệ sinh thái, … Dưới đây là cách phân bổ của đa số các dự án:
Team (Đội ngũ)
Đây được coi là thành phần nòng cốt để phát triển dự án, việc phân bổ token cho họ sẽ giúp họ duy trì động lực để phát triển dự án. Một dự án tốt thường sẽ phân bổ 10-25% cho nhóm này, đây là con số không quá cao để tránh việc một nhóm người nắm giữ quá nhiều token, gây mất cân bằng.
(Solana có 12.5% số token được phân bổ cho team)
Liquidity Mining
Đây là khoản phân bổ dành cho các nhà đầu tư tham gia các hoạt động DeFi như cung cấp thanh khoản, farming. Trong khoảng thời gian DeFi bùng nổ vào năm 2021, khoản phân bổ này cũng thường khá lớn để làm phần thưởng, khuyến khích người dùng tham gia vào DeFi.
Seed/Private Sale/Public Sale
Đây là số lượng token được mở bán với mục đích huy động vốn cho các dự án giành cho những nhà đầu tư đến sớm, tin tưởng vào dự án. Tất nhiên giá bán cho vòng gọi vốn này thường rất hấp dẫn trước khi được list lên các sàn lớn. Thường số lượng được bán trong vòng này sẽ được khóa lại trong một khoảng thời gian để tránh việc xả mạnh, gây ảnh hưởng đến dự án.
Trong đó Seed Sale là thời gian đầu tiên khi token được dự án cho các thành viên gia đình (family) và các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor), giá của vòng này sẽ là rẻ nhất. Private Sale là vòng thứ 2 khi token được phân phối bán cho các qũy đầu tư hay tổ chức lớn. Cuối cùng là public sale sẽ là vòng phân phối cho cộng đồng, giá bán sẽ cao hơn 2 vòng trước khi các dự án đã chứng minh được khả năng nhất định.
Foudation Reserve
Đây là khoản dự trữ của dự án hay còn gọi là kho bạc của dự án,mục đích để phát triển hay nâng cấp giao thức blockchain trong tương lai. Một dự án tốt thường sẽ phân bổ hợp lý cho khoản này để có nguồn vốn phục vụ phát triển dự án trong dài hạn.
Token Schedule Release
Yếu tố quan trọng tiếp theo là lịch trả token hay unlock token. Lịch trả token sẽ thể hiện mức độ nghiêm túc, tầm nhìn của dự án cũng như cho thấy dự án có đáng để đầu tư vào không. Những dự án “rác” thường để thời gian trả token ngắn, khiến cho tình trạng bán sạch token của những người mua được ở vòng đầu diễn ra, làm giá trị token sụt giảm nhanh chóng.
Token burn
Rất nhiều dự án lựa chọn việc đốt token, nghĩa là dự án sẽ mua lại một phần token sau đó gửi vào một địa chỉ ví death. Điều này làm giảm phát, tạo ra khan hiếm trong tổng cung lưu hành, 2 ví dụ tiêu biểu nhất về đốt token là ETH và BNB
Ethereum sau đề xuất EIP-1559 ETH đã được đốt để giảm lạm phát. Tính đến tháng 4 năm 2023, đã có tổng cộng 108 140 ETH bị đốt, gần chạm mức cao nhất mọi thời đại (All time high) kể từ tháng 6 năm 2022 với 122 074 ether được đốt. Chỉ riêng Q1 năm 2023 đã có 242 001 ether được đốt, cũng là một mốc khá cao kể từ Q2 năm 2022.
(Nguồn Coingecko)
BNB cũng là đồng áp dụng cơ chế này để giảm cung. Tháng 7 vừa qua, Binance đã thông báo BNB hoàn thành lần thứ đốt thứ 24 với tổng số BNB bị đốt là 1 991 854.33 BNB, các bạn có thể tham khảo transaction tại đây
Tầm quan trọng của Tokenomics
Tokenomics được xem là xương sống của một dự án vì liên quan trực tiếp đến yếu tố kinh tế. Một tokenomics tốt thể hiện rõ được chiều sâu, kinh nghiệm cũng như kiến thức của đội ngũ phát triển dự án. Những yếu tố kể trên như tổng cung, phân bổ token ra sao, lịch giải ngân token ra thị trường thế nào hoặc đốt bớt token để giảm phát đều rất quan trọng nếu muốn dự án có thể phát triển lâu dài, cộng đồng ủng hộ. Vì vậy nắm được cơ chế của token khi tham gia đầu tư sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được rủi ro, đây cũng là một trong những bước cần DYOR khi tìm hiểu về dự án.
Case study về tokenomics
Tokenomics tốt
Dấu hiệu của một tokenomics tốt:
- Kiểm soát được lạm phát và có kế hoạch burn token đối với các dạng token có nguồn cung không giới hạn.
- Phân bổ hợp lý cho các thành viên của dự án, nhà đầu tư, người sử dụng, kho bạc của dự án,…
- Xây dựng được nhiều ứng dụng trong DeFi, tạo lợi ích cho người sử dụng (farming, stake, bỏ phiếu,…)
Ví dụ về một tokenomics tốt:
Có thể kể đến là dự án Pokadot, điều khiến tokenomics của nó nổi bật là toàn bộ hệ thống được thiết kế để khuyến khích 2 vai trò chính: nhà phát triển và người sử dụng. Trong đó các nhà phát triển được khuyến khích việc mua DOT sau đó gửi vào Pokadot Parachains, lượng DOT sẽ bị khóa trong 96 tuần. Phía người dùng sẽ được khuyến khích bỏ phiếu hoặc stake DOT và tham gia tài trợ cho các dự án của nhà phát triển, DOT cũng sẽ được khóa trong smart contract cho đến khi hoàn thành dự án. Việc sử dụng cơ chế trên thúc đẩy nhu cầu mua vào DOT giúp giá của token tăng cao và phát triển các dự án trong hệ sinh thái Pokadot.
Tokenomics không tốt
Dấu hiệu của một tokenomics không tốt:
- Mất cân bằng trong việc phân bổ token, chẳng hạn một dự phân bổ 20% và 10% tổng cung lần lượt cho Private Sale 1 và Seed Sale, trong khi chỉ bán ra 3,1% cho vòng public sale (các nhà đầu tư thông thường). Điều này dẫn đến sự mất cân bằng quá lớn và gây ra suy yếu trong cộng đồng khi những người public sale ngoài việc phải mua giá cao hơn lại còn chịu áp lực bán rất lớn từ 2 vòng trước họ.
- Không kiểm soát được vấn đề lạm phát khiến nguồn cung không còn khan hiếm, mất cân bằng cung cầu.
- Thời gian unlock token quá ngắn, dẫn đến sự nghi ngờ của các nhà đầu tư. Đây là dấu hiệu của một dự án không có sự gắn bó lâu dài của đội ngữ phát triển.
Ví dụ về một tokenomics không tốt:
Một dự án X (xin phép được dấu tên) có tokenomics không ổn chút nào khi chỉ có 1,6% tổng số token được bán ở vòng public. Trong đó 15,86% cho vòng seed sale, 12,5% cho team, 2,63% cho nhà sáng lập, 5,07% cho validator, 12,5% cho quỹ,…Tỉ lệ quá chênh lệch như vậy đã khiến cho một nhóm người nắm giữ quá lớn token, gây bất lợi cho các nhà đầu tư mua public sale.
Bài viết chủ đề đầu tư:
Giao dịch OTC là gì? Cách để giao dịch OTC an toàn
“Bitcoin sẽ về thời đồ đá” liệu có đúng hay không?
KYC và AML là gì? Tại sao các sàn CEX thường yêu cầu KYC
Theo dõi thông tin cập nhật mới nhất về thị trường trên kênh CHN coin hoặc tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI của thị trường trên kênh Trade coin Future cùng các admin CHN coin
Đăng Ký Sàn Binance:
Đăng ký sàn Bybit: https://partner.bybit.com/b/CHNCoin
Đăng ký sàn OKX: https://www.okx.com/join/CHNCOIN
Nội dung