MACD là gì?
Chỉ báo trung bình động phân kỳ (MACD) là một chỉ báo thường được sử dụng khi thực hiện phân tích kỹ thuật về tiền điện tử. Chỉ báo này cung cấp hướng, động lực hay thay đổi về sức mua/bán trên một xu hướng.
Cũng gần giống với Bollinger Band, MACD được tạo từ Moving Average. MACD bao gồm bốn thành phần:
- Đường MACD: tạo ra từ 2 đường EMA 26 và EMA 12
- Đường tín hiệu: đường SMA với cài đặt mặc định là SMA 9
- Đường zero: Đường chia cắt khu vực thị trường tăng hoặc giảm
- Histogram: Thể hiện hội tụ hoặc phân kỳ, đây chính là chênh lệch của MACD và đường tín hiệu
(MACD trên đường tín hiệu sẽ cho ra Histogram dương
MACD dưới đường tín hiệu sẽ cho ra Histogram âm)
Tại sao lại là 12,26 và 9?
- 12 thể hiện mức trung bình động của 12 nến trước đó, còn 26 đại diện cho mức trung bình động của 26 nến trước đó. 9 đại diện cho việc so sánh chênh lệch giữa hai đường trung bình động 12 và 26 ở trên.
- Các đường EMA 12 và 26 được sử dụng để xây dựng các đường MACD. MACD được tính bằng chênh lệch về giá trị của hai đường EMA này. Đường Trung bình Động Hàm mũ 12 kỳ biểu thị một xu hướng ngắn hạn, Đường Trung bình Động Hàm mũ 26 kỳ biểu thị xu hướng dài hạn và đường EMA 9 kỳ biểu thị đường tín hiệu.
- Trong đó 12 tương đương với 12 ngày giao dịch, 26 tương đương với 1 tháng giao dịch. (MACD áp dụng cả với các thị trường khác, vậy nên con số trên được hình thành vì chỉ tính toán trong những ngày giao dịch). Khi xu hướng giao dịch trong ngắn hạn tăng mạnh hơn trong dài hạn thì MACD sẽ dương và ngược lại. Ngoài ra chúng ta có thể tự điều chỉnh các con số này theo sở thích khi bước vào giao dịch thực tế.
Cách cài MACD trên TradingView
Bước 1: Vào TradingView, nhấn vào biểu tượng Indicators
Bước 2: Tìm kiếm MACD, chọn cái đầu tiên như hình dưới đây
Bước 3: Bấm vào Setting để kiểm tra lại các thông số
Fast Length: 12
Slow Length: 26
Signal Smoothing: 9
Sau đó nhấn vào OK
Tín hiệu có được từ MACD?
Bạn có thể tính đường MACD bằng cách trừ EMA 26 cho EMA 12. EMA thường được sử dụng thay cho đường trung bình động thông thường để hiển thị độ nhạy trong đà giá một cách rõ ràng hơn.
- Theo mặc định, đường tín hiệu khi kết hợp với đường MACD, có thể mang lại tín hiệu mua hoặc bán. Khi MACD cắt đường tín hiệu đi lên sẽ cho tín hiệu mua, ngược lại khi đường tín hiệu cắt MACD đi xuống sẽ cho tín hiệu bán. Tuy nhiên đây chỉ là tín hiệu, các bạn cần xét các yếu tố khác và xu hướng giá để quyết định điểm vào lệnh
- Đường zero chỉ đơn giản là tại đó EMA 26 và EMA 12 sẽ bằng nhau. Cũng có thể xem đây là kháng cự hỗ trợ của chỉ số MACD. Trong một thị trường có hướng thì khi chạm về đường zero sẽ có xu hướng quay đầu.
- Dấu hiệu quá mua hoặc quá bán xuất hiện khi MACD tách biệt xa so với đường tín hiệu. Chẳng hạn như hình dưới đây, đường MACD màu xanh tách biệt với đường tín hiệu màu cam, 2 đường này đều nằm trên đường zero cho thấy tín hiệu quá mua, chuẩn bị đảo chiều
- Histogram cũng là một cái đáng chú ý để quan sát và ra tín hiệu. Thường thì Histogram dương một thời gian dài sau đó chuyển sang âm sẽ có thể kết hợp các tín hiệu khác và canh để vào lệnh bán. Ngược lại Histogram âm sang dương cũng có thể canh để vào lệnh mua. Tín hiệu này không nên sử dụng trong giai đoạn thị trường đi sideway vì lúc đó Histogram sẽ thay phiên từ âm đến dương liên tục.
(Giá đi sideway, Histogram cũng lên xuống liên tục)
- Phân kỳ hội tụ khi kết hợp với đường giá: Khi xuất hiện hội tụ giữa đường MACD và đường giá, thường sẽ xảy ra xu hướng tăng sau đó vì khi đó cho thấy xu hướng giảm đã suy yếu và thất thế, chuẩn bị cho tăng trưởng. Còn khi xuất hiện phân kỳ như hình dưới đây khi đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ và MACD hình thành đỉnh mới thấp hơn đỉnh trước thì có thể thấy một tín hiệu cao về giá sẽ đảo chiều về xu hướng giảm
Ưu và nhược điểm của MACD
Ưu điểm
- Xác định đảo chiều xu hướng. MACD giúp cảnh báo về những thay đổi thị trường từ tăng sang giảm và ngược lại. Điều này giúp xác định sớm sự đảo ngược xu hướng.
- Xác nhận hành động giá. Sự phân kỳ của MACD từ hành động giá có thể xác nhận hoặc mâu thuẫn với các tín hiệu từ mô hình nến
- Đơn giản cũng là ưu điểm lớn của chỉ báo này, các nguyên tắc của MACD rất dễ hiểu so với các chỉ báo khác vì vậy ai cũng có thể dựa vào nó và kết hợp các tín hiệu khác để vào lệnh
- Đa khung thời gian: MACD hoạt động trên các biểu đồ từ khung thời gian 1 phút đến khung tuần. Vì thế nó phù hợp với phong cách trade của nhiều người, có người thích đánh khung ngắn nhưng có người lại thích trade coin trên khung lớn
Nhược điểm
- Xuất hiện độ trễ: Chỉ báo MACD dựa trên các đường trung bình động, vì thế nếu chỉ dựa vào chúng để giao dịch sẽ không có điểm vào lệnh sớm, tức là entry không đẹp
- Tín hiệu sai: MACD có thể đưa ra tín hiệu sai trong các thị trường biến động mạnh, dẫn đến giao dịch thua lỗ nếu hành động sớm.
- Tín hiệu quá mua quá bán chưa chuẩn: MACD không xác định chuẩn mức quá mua hoặc quá bán như RSI vì không phải điểm mạnh của chỉ báo này.
Tổng kết
MACD là một chỉ báo dễ dùng, dễ theo dõi và rất hữu ích. Như đã nói ở các bài trước, hầu hết các chỉ báo khi dùng đơn thuần không phải tín hiệu quyết định vào lệnh mà chúng ta cần kết hợp với xu hướng thị trường hay vài chỉ báo khác. Kết hợp giữa MACD với RSI hoặc Bollinger Band cũng chính là một combo khá hiệu quả trong một vài giai đoạn của thị trường. Hãy sử dụng MACD như một lá bài tốt trong bộ bài trên tay bạn, bạn sẽ sớm có được thành công khi giao dịch trên thị trường!
Bài viết chủ đề:
Hướng dẫn Trade Coin Future với 2 EMA cắt nhau
Fibonacci- Công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả
Sử dụng sóng Elliott để giao dịch hiệu quả
Tuyệt chiêu sử dụng Bollinger Bands trong giao dịch
Theo dõi thông tin cập nhật mới nhất về thị trường trên kênh CHN coin hoặc tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI của thị trường trên kênh Trade coin Future cùng các admin CHN coin
Đăng Ký Sàn Binance:
Đăng ký sàn Bybit: https://partner.bybit.com/b/CHNCoin
Đăng ký sàn OKX: https://www.okx.com/join/CHNCOIN
Nội dung