Trade Coin Future

Lưu bài viết
Mục lục
Bình luận

Nội dung

Soft fork, Hard folk là gì? Nó mang lại gì cho crypto?

Fork là gì?

Trước khi đến với 2 thuật ngữ Soft fork và Hard fork, chúng mình sẽ giải thích về Fork là gì. Fork là thuật ngữ lấy cảm hứng từ nghĩa gốc của nó trong tiếng anh có nghĩa là cái dĩa. Dùng để tách thức ăn làm hai phần khi chúng ta ăn các món tây như pizza hay beef steak.

Từ đó thuật ngữ Fork trong crypto ra đời, có ý nghĩa là quá trình sửa lỗi hoặc nâng cấp mạng lưới từ những nhà phát triển (developer) bằng cách tạo ra blockchain mới ưu việt hơn blockchain cũ. Hiểu đơn giản thì nó cũng gần giống như việc bạn cập nhật các phiên bản khác nhau của hệ điều hành khi sử dụng Smart phone. Mục đích của việc này là sửa các lỗi, cải thiện hiệu suất để đem lại trải nghiệm tốt hơn, mượt hơn cho người dùng.

Fork thường xuất hiện khi các bên tham gia vào mạng lưới có sự bất đồng lúc vận hành. Cộng đồng có thể tranh cãi khi xuất hiện fork, giá của đồng coin tại thời điểm đó thường sẽ biến động mạnh. Vì vậy, nhiều người cho rằng nó thực sự phiền phức và gây ảnh hưởng đến đồng coin đó, số khác lại ủng hộ vì tin rằng nó sẽ giúp hệ sinh thái trở nên phát triển và cải thiện.

Soft Fork

Soft Fork là gì?

Soft Fork là phân tách mềm, tương thích ngược với phiên bản cũ mà không gây nên xung đột cho phiên bản cũ. Cụ thể là:

  • Các node không cập nhật vẫn có thể xử lý được các giao dịch và đẩy các khối mới vào blockchain cũ, miễn sao không được phá vỡ quy tắc mới.
  • Soft fork không yêu cầu các node trên mạng bắt buộc phải nâng cấp để duy trì sự đồng thuận.
  • Tuy nhiên các khối được tạo ra từ các node theo quy tắc đồng thuận cũ sẽ vi phạm bộ quy tắc đồng thuận mới, dẫn đến việc có thể bị lỗi khi xác thực trên các node đã cập nhật phiên bản mới.

Soft Fork hoạt động ra sao?

Soft fork xảy ra do một sửa đổi tương thích ngược với giao thức phần mềm, giúp chia nhánh mới với quy tắc mới nhưng vẫn tôn trọng quy tắc cũ. Để triển khai một soft fork, các thợ đào cần chạy một ứng dụng khác nhận ra fork. Càng nhiều thợ đào tuân theo quy tắc mới thì mạng lưới sau khi soft fork sẽ càng an toàn. Như đã nói, soft fork không yêu cầu các node trên mạng bắt buộc phải nâng cấp để duy trì sự đồng thuận. Nguyên nhân là do các khối có quy tắc bổ sung soft fork mới vẫn tuân theo các quy tắc cũ.

Các ví dụ về soft fork trong quá khứ

  • P2SH  (Pay to script hash) là một bản vá của blockchain Bitcoin, soft fork này dẫn đến địa chỉ đa chữ ký trên mạng lưới Bitcoin vì người nhận cần một số chữ ký để chi tiêu Bitcoin.
  • SegWit cũng là một soft fork của Bitcoin để cải thiện tốc độ giao dịch của Bitcoin với ý tưởng giải phóng không gian ở trong khối để có thể sử dụng nhiều giao dịch hơn. Segwit đã thêm một lớp địa chỉ mới Bech22 nhưng không làm ảnh hưởng đến các địa chỉ P2SH hiện có. Một node trên địa chỉ cũ P2SH có thể giao dịch bình thường với node có địa chỉ Bech 22.

Hard fork

Hard fork là gì?

Trái với soft fork, hard fork là bản cập nhật phần mềm “không tương thích ngược” (backward incompatible). Cụ thể là:

  • Các node không cập nhật lên phiên bản mới sẽ không thể xử lý các giao dịch hoặc đẩy các khối mới lên blockchain
  • Hard fork yêu cầu tất cả những người tham gia mạng lưới bắt buộc phải nâng cấp lên phiên bản mới để có thể xác thực các khối giao dịch mới.
  • Tất cả các khối sinh ra từ các node của phiên bản cũ đương nhiên sẽ không còn tương thích trong phiên bản mới.

Hard fork hoạt động ra sao?

Hard fork xảy ra giúp vá các lỗ hổng bảo mật của giao thức, thay đổi phần thưởng khai thác cho các miner (thợ đào), thay đổi tốc độ, phí giao dịch hoặc giới thiệu các tính năng mới ưu việt hơn. Hard fork yêu cầu các node tham gia vào mạng lưới cần nâng cấp lên phiên bản mới. Trong trường hợp một số node không chấp nhận quy tắc mới mà vẫn sử dụng quy tắc cũ thì mạng lưới sẽ xảy ra sự kiện tách blockchain thành 2 chain riêng biệt được gọi là Split Chain. Trong quá khứ, các lần hard fork của Bitcoin đều xảy ra việc chia tách blockchain như vậy.

Các ví dụ về hard fork trong quá khứ

  • Bitcoin Cash ra đời vào tháng 8 năm 2017 và trở thành hard fork thành công nhất của Bitcoin. Sự kiện này trở thành tâm điểm của cả cộng đồng crypto khi nảy ra các ý kiến trái chiều, nhưng cuối cùng nó vẫn xuất hiện. Nó được tạo ra bởi một nhóm validators/miners không đồng ý với chi phí giao dịch cao và thời gian giao dịch chậm trên mạng Bitcoin. Ở thời điểm xảy ra Bitcoin Cash, tất cả những người đang nắm giữ BTC đều được nhận BCH với tỷ lệ 1:1. Hiện tại BCH đang đứng thứ 18 về vốn hóa trên thị trường.

(Nguồn Coingecko)

  • Ehereum Classic (ETC) tiếp tục là sự kiện để đời trong lịch sử crypto, nó còn diễn ra trước sự kiện Bitcoin Cash. Vào năm 2016, một nhóm hacker đã dùng mã độc tấn công vào quỹ The DAO, lấy đi 168 triệu USD. Để lật ngược tình hình, cộng đồng Ethereum đã bỏ phiếu và quyết định hard fork tại khối 1.920.000 để đảo ngược giao dịch, giúp lấy lại những số tiền đã mất. Tuy vậy, vẫn có những người không tán thành với đề xuất này, họ muốn sử dụng phiên bản cũ và tuân thủ mã nguồn có sẵn, vậy là Ethereum Classic đã ra đời, mạng lưới chia thành 2 blockchain hoạt động riêng biệt.

Soft fork hay Hard fork tốt hơn?

Về cơ bản, chúng đều có mục đích là thay đổi giao thức của blockchain nhưng phục vụ các mục đích khác nhau. Hard fork được lên kế hoạch để cho phép sửa đổi phần mềm với sự đồng ý của cộng đồng, nó có thể gây chia rẽ cộng đồng vì yêu cầu tất cả người dùng phải nâng cấp nếu muốn tiếp tục tham gia vào mạng. Còn soft fork lại nhẹ nhàng hơn vì nó không yêu cầu như vậy, từ đó cũng ít gây trở ngại hay gián đoạn hơn.

Tùy vào thời điểm cụ thể và mục đích thay đổi mà soft fork hay hard fork sẽ phù hợp hơn. Sau khi triển khai thành công, được cộng đồng ủng hộ thì mới chứng tỏ được. Chẳng hạn như ví dụ vừa nhắc đến ở trên về hard fork ETH đã rất thành công khi đảo ngược được giao dịch, lấy lại tiền cho nhà đầu tư.

Tổng kết

Ngoài soft fork và hard fork thì còn tồn tại Temporary fork (phân tách tạm thời). Hay Bitcoin cũng tồn tại các loại fork khác như Code Fork, Merge Fork. Hard fork và soft fork đều là yếu tố quan trọng cho sự thành công lâu dài của mạng lưới blockchain. Các bản fork sẽ giúp các blockchain tích hợp các tính năng mới khi công nghệ ngày càng phát triển mà không cần một hệ thống kiểm soát từ trên xuống. Hy vọng các bạn đã hiểu hơn về soft fork, hard fork sau khi đọc bài viết của chúng mình. Nếu bạn thấy hay, đừng ngại chia sẻ nó cho bạn bè của mình nhé!

Bài viết chủ đề đầu tư: 

Hold coin hay Trade coin để có lợi nhuận khủng

“Bitcoin sẽ về thời đồ đá” liệu có đúng hay không?

KYC và AML là gì? Tại sao các sàn CEX thường yêu cầu KYC

Theo dõi thông tin cập nhật mới nhất về thị trường trên kênh CHN coin hoặc tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI của thị trường trên kênh Trade coin Future cùng các admin CHN coin

Đăng Ký Sàn Binance:

Đăng ký sàn Bybit: https://partner.bybit.com/b/CHNCoin

Đăng ký sàn OKX: https://www.okx.com/join/CHNCOIN

 

Bình luận

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments