Mọi blockchain sinh ra đều có các nhiệm vụ cốt lõi giống nhau: cung cấp sự đồng thuận, bảo mật, đảm bảo tính khả dụng của dữ liệu và thực hiện giao dịch. Thông thường, hầu hết các block chain xử lý các nhiệm vụ này trên cùng một layer, chẳng hạn như Bitcoin được gọi là monolithic blockchain.
Monolithic blockchain đã trở thành tiêu chuẩn kể từ khi xuất hiện các loại tiền điện tử đầu tiên, nhưng với sự phát triển quá nhanh của crypto, điều đó đang thay đổi nhanh chóng. Sự xuất hiện của Modular Blockchain đi kèm với hiệu suất đáng nể khi chỉ tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời chuyển phần còn lại sang các layer khác khiến cho Modular Blockchain được nhắc đến rất nhiều hiện nay.
Monolithic Blockchain là gì?
Monolithic Blockchain có nghĩa là “được hình thành từ một khối duy nhất”. Trong đó các nút (node) chịu trách nhiệm về sự đồng thuận, tính khả dụng của dữ liệu và tính thực thi. Khi mà các giao dịch được xác thực trên chuỗi vì thế Monolithic Blockchain cũng đóng vai trò là nơi thanh toán.
Trong một Monolithic Blockchain, tất cả các tác vụ được xử lý trên một layer hoặc một nhóm các chuỗi liên kết chặt chẽ hoạt động trên cùng một layer. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng được hoạt động như nào:
Tính khả dụng của dữ liệu
Mỗi node giữ một bản sao của toàn bộ chuỗi khối và lưu trữ mọi giao dịch. Một node luôn có thể yêu cầu dữ liệu giao dịch từ các node khác.
Thực thi
Tất cả các node thực hiện lại giao dịch để kiểm tra tính hợp lệ. Việc chuyển các giao dịch qua ít node hơn, khiến tất cả chúng đi đến thống nhất sẽ dễ hơn nhiều so với việc chuyển chúng qua một số lượng node dàn trải khắp nơi. Số lượng validator xác thực trên mạng càng nhiều thì sẽ càng mất nhiều thời gian để xác thực các giao dịch.
Đồng thuận
Tất cả các blockchain không phân quyền đều hướng tới mục đích hoàn thành mục tiêu này bằng cách giữ cho yêu cầu đầu vào node ở mức thấp. Tua lại khoảng thời gian khai sinh ra Bitcoin, chúng ta có thể sử dụng máy tính cá nhân để đào Bitcoin. Nhưng thời gian trôi qua, độ khó đã tăng lên rất nhiều, các thợ đào cần thực hiện các nhiệm vụ tính toán bằng cách sử dụng phần cứng và năng lượng để khai thác các block mới.
Thiết kế của Monolithic Blockchain yêu cầu các node thực hiện cả 3 vai trò này cùng lúc. Điều này khác với Modular Blockchain khi chúng có thể tách biệt việc thực thi khỏi việc giải quyết, đồng thuận và tính khả dụng dữ liệu. Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu dưới đây nhé!
Modular Blockchain là gì?
Một trong những điều quan trọng trong các Modular Blockchain là chúng chia nhỏ ba nhiệm vụ trên thay vì thực hiện tất cả chúng cùng một lúc. Thông qua mở rộng không gian blockchain, tập trung vào các phân đoạn và nâng cao thông lượng của blockchain. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn ở dưới đây nhé:
Tính khả dụng của dữ liệu
Sharding chính là giải pháp của Modular Blockchain, đây cũng là những gì Ethereum 2.0 đang triển khai nhằm mở rộng quy mô blockchain theo cấp số nhân nhưng không gây ảnh hưởng đến phân quyền và vấn đề bảo mật.
Khi các lớp dữ liệu trên Ethereum được sharding, các validator sẽ nhân rộng trên các mạng nhỏ hơn khác nhau. Các mạng nhỏ hơn này sau đó sẽ xác minh các giao dịch khác nhau trên blockchain. Điều này giúp tăng không gian trên chuỗi, từ đó tăng thông lượng của mạng.
Thực thi
Các giao dịch sẽ được Rollup, sau đó thực hiện giao dịch và gửi trở lại Layer 1. Đây là cách làm mà Optimistic đang thực hiện nhằm giảm tải gánh nặng trên Layer 1 (Ethereum) từ đó sẽ khiến mạng lưới nhanh hơn và hiệu suất cao hơn.
Đồng thuận
Cơ chế hoạt động Proof of Stake đảm bảo tính đồng thuận trên Modular Blockchain. Hiểu đơn giản là người dùng có thể tạo các node và gửi một số tiền theo yêu cầu để tham gia đặt cược. Điều này sẽ giúp gia tăng sự đồng thuận hơn so với Proof os Work, nơi mà thợ đào cần mua các ổ cứng đắt tiền để tham gia vào mạng lưới.
(Một vài Modular Blockchain nổi bật)
Một vài yếu điểm của Modular Blockchain
Bảo mật
Không giống như Monolithic Blockchain, Modular Blockchain không thể đảm bảo vấn đề bảo mật của chính nó. Nếu lớp bảo mật không hiệu quả thì Modular Blockchain có nguy cơ bị lỗi.
Độ phức tạp
Việc triển khai các thiết kế Modular Blockchain tạo ra một vài phức tạp hơn Monolithic Blockchain. Ví dụ: Các lớp thực thi phải yêu cầu một số cơ chế phức tạp nhất định như bằng chứng gian lận (fraud proofs) và bằng chứng xác thực, cho phép lớp bảo mật thực thi tính hợp lệ của các chuyển đổi trạng thái ngoài chuỗi.
Giá trị token
Một số Modular Blockchain không thể gia tăng giá trị của native token do sự hạn chế về các dapp của chúng. Tất nhiên điều này không hoàn toàn đúng với tất cả các dự án Modular Blockchain nhưng không phải vấn đề này không tồn tại.
Tổng kết
Modular Blockchain đang là xu hướng hiện nay với các cái tên nổi bật như Op, ARB, TIA,..khi chúng giải quyết được rất nhiều nhược điểm của Monolithic Blockchain như thực thi kém, khả năng mở rộng và tính linh hoạt. Crypto ngày càng phát triển và vì thế nó cũng cần thay đổi để tiếp cận với mọi đối tượng. Phí giao dịch cao cùng với tốc độ giao dịch chậm sẽ là cản trở lớn của các Layer 1 và vì thế các Modular Blockchain sẽ có chỗ để viết lên câu chuyện của nó trong năm tới.
Bài viết cùng chủ đề:
Đâu sẽ là Narrative bùng nổ trong năm 2024
Đăng Ký Sàn Binance:
Đăng ký sàn Bybit: https://partner.bybit.com/b/CHNCoin
Đăng ký sàn OKX: https://www.okx.com/join/CHNCOIN
Nội dung