DeFi là gì?
DeFi là viết tắt của (Decentralized Finance) là tài chính phi tập trung hoạt động dựa trên Smart Contract khi sử dụng công nghệ blockchain. Đây là tính đặc trưng trong thế giới crypto, giúp loại bỏ các khâu trung gian một cách hiệu quả và làm giảm đáng kể tốc độ giao dịch, phí giao dịch cũng như hiệu quả tuyệt vời mà nó đem lại.
Sự khác nhau giữa DeFi và tài chính truyền thống (CeFi)
CeFi là thị trường tài chính truyền thống, nơi mà chúng ta giao dịch thông qua ngân hàng, doanh nghiệp. Họ sẽ đứng làm bên thứ 3 để cung cấp các dịch vụ cho bạn và quản lý tiền của bạn. Sự khác biệt lớn nhất giữa DeFi và CeFi là ủy thác, tài sản của bạn sẽ được ủy thác cho bên thứ 3. Còn với DeFi, blockchain sẽ giải quyết các vấn đề đó với những ưu điểm vượt trội như:
Tính phi tập trung:
Như đã nhắc đến nhiều lần trong bài viết, DeFi được xây dựng trên blockchain, các blockchain được hoạt động dựa trên hàng nghìn máy tính ở khắp các nơi trên thế giới. Điều này làm nên tính phi tập trung của DeFi, khi mà việc kiểm soát là không thể.
Tính minh bạch:
Mọi giao dịch sẽ đều được ghi lại qua blockchain và công khai trên mạng. Bất kỳ ai cũng có thể truy cập để tìm được nguồn gốc, khối lượng, thời gian,…giao dịch
Tính riêng tư:
Ở DeFi, dữ liệu cá nhân của bạn không nhất thiết cần phải cung cấp, hoặc sẽ được đảm bảo. Điều này làm tăng tính riêng tư của người sử dụng.
Không qua ủy thác:
Loại bỏ hoàn toàn bên trung gian đứng ra như ngân hàng, chính phủ, các tổ chức. Đây có lẽ là khác biệt lớn nhất của DeFi so với CeFi, cũng là ưu điểm và thách thức lớn để DeFi dần dần khẳng định mình.
Tối ưu tốc độ giao dịch và chi phí:
Blockchain giúp người dùng có thể gửi tiền cho nhau từ bất kỳ đâu trên thế giới một cách nhanh chóng chỉ bằng vài cái nhấp chuột. Phí giao dịch cũng đang được tối ưu bởi các hệ sinh thái mới được sinh ra.
DeFi liệu có lật đổ được CeFi không?
Câu trả lời là không, DeFi sinh ra để song hành cùng thị trường tài chính truyền thống, không thể thay đổi hoàn toàn được CeFi. Tuy vậy, những sự khác biệt và những ưu điểm vừa mới kể trên sẽ khiến DeFi ngày càng được biết đến rộng rãi và dần dần được công nhận.
Những rủi ro khi tham gia vào DeFi không phải là ít, chẳng hạn như:
Dính vào lừa đảo (scam):
Rất nhiều dự án gắn mác DeFi đã lừa đảo tiền của nhà đầu tư, với các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi. Việc mất tiền trong thị trường tài chính phi tập trung là khó có thể lấy lại được
Rủi ro từ smart contract:
Smart contract hay hợp đồng thông minh là một dạng hợp đồng online, ghi lại thông tin đôi bên. Nhưng đây cũng là nơi hacker tìm đến để tấn công vào, gây nên thiệt hại cho nhà đầu tư.
Chưa được pháp luật bảo vệ:
Hiện nay DeFi chưa được chính thức công nhận, vì thế khi bạn chẳng may gặp lừa đảo hay rủi ro từ thị trường này, bạn sẽ không được bảo vệ bởi bất kỳ cơ quan pháp luật nào. Hãy luôn thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi bắt đầu trên DeFi.
Rủi ro lớn từ biến động:
DeFi phát triển giúp cho tiền điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên các với tiền pháp định, sự biến động của tiền điện tử là rất lớn.
Những rủi ro mình luôn nhắc đến nhiều hơn vì để nhắc nhở các bạn cần phải cẩn thận trước khi đầu tư vào crypto. Còn dĩ nhiên, DeFi sau 10 năm phát triển (từ tháng 11/2013) đã trở nên hoàn thiện và an toàn hơn rất nhiều.
Hệ sinh thái DeFi có những gì?
DeFi có rất nhiều mảng, ở đây chúng mình chỉ nêu ra những thứ nổi bật nhất trong DeFi:
Sàn DEX (sàn giao dịch phi tập trung)
Các sàn DEX giúp bạn giao dịch tiền điện tử trên đó mà không cần KYC (xác minh danh tính). Chỉ cần tìm đồng coin bạn muốn trao đổi sau đó đổi tài sản từ đồng coin bạn đang sở hữu sang là được. Một số sàn DEX lớn hiện nay như Sushiswap, Uniswap, Curve,…
Stablecoin
Stablecoin được sinh ra như một cầu nối giữa tài chính truyền thống và DeFi. Bởi đặc tính ổn định giá của nó, giúp cho nhà đầu tư bắt đầu mua bán các đồng coin, token khác thông qua việc trao đổi từ stablecoin
Lending và Borrowing
Đây là 2 hình thức cho vay và vay phi tập trung trên DeFi. Giúp cho người vay (borrowers) và người cho vay (lenders) kết nối với nhau thông qua smart contract.
Sau DEX thì Lending trở thành cái tên thứ hai cung cấp thanh khoản cho DeFi. Các nền tảng cho vay nổi tiếng hiện nay như DYDX, Compound, AAVE, MakerDAO…
Liquid Staking
Khi tham gia vào stake trên các nền tảng, người dùng sẽ bị khóa thanh khoản lại và sẽ phát hành cho người dùng một loại token đại diện cho tài sản đem stake với tỉ lệ 1:1.
Lido là cái tên rất nổi tiếng trong lĩnh vực này, khi người dùng stake ETH trên đó, sẽ nhận về token stETH với tỷ lệ tương ứng. Số token này có thể đem dùng trong EVN chain.
(Bảng xếp hạng Liquid Staking)
NFT
NFT là cái tên rất hot trong DeFi gần đây, là viết tắt của Non-fungible Token (token có tính độc nhất và không thể bị thay thế). Nhờ đặc tính nổi bật này mà NFT trở thành một cái tên được nhắc đến nhiều gần đây, khi mà các sản phẩm NFT dạng nghệ thuật như tranh ảnh, nhạc,video… được bán với giá rất cao trên các chợ NFT như Blur, OpenSea,…
Ngoài ra NFT còn phát triển trong các game NFT như cái tên đình đám Axie infinity, hay mảng Name Service,…
Bài viết ngày hôm nay đã giải thích cho các bạn DeFi là gì và giới thiệu qua về DeFi, ưu điểm của nó cũng như những hạn chế. Các bạn có thể tự trả lời câu hỏi mình đặt ra ở tiêu đề nhé: “DeFi liệu có phải là tương lai của tài chính trên toàn thế giới?” Hãy cho chúng mình biết suy nghĩ của các bạn bằng cách để lại bình luận trên Fanpage của CHN Coin nhé.
Bài viết cùng chủ đề đầu tư coin:
Theo dõi thông tin cập nhật mới nhất về thị trường trên kênh CHN coin hoặc tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI của thị trường trên kênh Trade coin Future cùng các admin CHN coin
Đăng Ký Sàn Binance:
Đăng ký sàn Bybit: https://partner.bybit.com/b/CHNCoin
Đăng ký sàn OKX: https://www.okx.com/join/CHNCOIN
Nội dung